Kể từ khi Quốc hội cho phép người nước ngoài và Việt kiều mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đến nay mới chỉ có gần 500 trường hợp mua được nhà. Con số còn quá ít ỏi, chỉ bằng 0,5% đối tượng thuộc diện này đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng còn chậm là do nhiều khách hàng gặp vướng mắc trong thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở tại địa phương, hoặc đơn vị làm việc.
Xác định thực trạng nhà ở là vướng mắc lớn khiến gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sau một tháng rưỡi triển khai mới giải ngân được 6 hồ sơ trên địa bàn TP HCM.
Theo báo cáo mới nhất của một số công ty nghiên cứu bất động sản (BĐS), giao dịch ở một số phân khúc trên thị trường hiện nay đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt là phân khúc đất nền vùng ven TP.HCM và căn hộ bình dân.
Sau một thời gian dài khủng hoảng triền miên, thị trường bất động sản dường như đã nguội lạnh và teo tóp đi nhiều. Minh chứng cho thực trạng trên là việc hàng loạt “đại gia” tuyên bố rút chân khỏi “mỏ vàng” bất động sản hay chí ít cũng là co cụm, cơ cấu chặt chẽ lại danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, ở một mặt khác của thị trường vẫn có một số nhà đầu tư “đánh hơi” được cơ hội trong lúc khủng hoảng đẩy mạnh đầu tư vào “chảo lửa” mà người khác đang co chân rút chạy.
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2013 mà Knight Frank Việt Nam vừa công bố, các dự án thuộc phân khúc bình dân đã hoàn thiện hoặc gần hoàn thiện có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn tiếp tục được nhiều người mua quan tâm.
Nghị quyết 02 của Chính phủ đã được các tỉnh thành phía Nam như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương triển khai rầm rộ, thế nhưng tại Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) các Sở ngành vẫn còn loay hoay trên văn bản, hay nói cách khác “họp thì nhiều mà triển khai chẳng có gì”.